-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Làng nghề đúc đồng cổ truyền Đông Sơn Thanh Hóa, cái nôi đúc trống đồng của Việt Nam
08/12/2021 Đăng bởi: Tống Vương PhúcTừ khi trống đồng được khai quật và phát hiện vào khoảng những năm 1924 tại khu di chỉ văn hóa Đông Sơn đã mở ra một thời kì nghiên cứu và phụng dựng lại bảo vật quốc gia trống đồng tại các làng nghề đúc đồng trên cả nước. Nổi bật trong số đó với những pho trống đồng được đúc hoàn mĩ và đẹp nhất phải kể đến làng nghề Đông Sơn Thanh Hóa hay còn gọi là làng Chè Trà Đông, cái nôi của đúc trống đã được nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
Lễ đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của làng nghề
Lịch sử phát triển của làng nghề đúc đồng Đông Sơn
Nghề đúc đồng cổ truyền làng Chè (Trà Đông) đã có lịch sử cả nghìn năm và được bảo tồn, duy trì, phát huy cho tới ngày nay. Đúc đồng là một quy trình kỹ thuật phức tạp bao gồm nhiều khâu, mỗi khâu lại có các bước, các thao tác kỹ thuật khác nhau từ làm khuôn, pha chế hợp chất, nấu đồng, đúc sản phẩm…
Kinh nghiệm trong nghề đúc đồng thường được truyền trong gia đình, không được truyền sang làng khác vì thế từ bao đời nay, làng Trà Đông (xưa gọi là Kẻ Chè) thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá là nơi duy nhất ở Thanh Hoá lưu giữ và phát huy nghề đúc đồng truyền thống.
Đã có một thời gian, làng nghề đúc đồng Trà Đông hoạt động kém sôi động do người tiêu dùng chuyển sang dùng đồ nhôm, sắt, gang, nhựa, thậm chí bằng inox... vì giá thành rẻ hơn, mẫu mã đa dạng hơn nhưng khoảng 10 trở lại đây, nghề đúc đồng Chè Đông đã hồi sinh.
Đến nay, những nghệ nhân tâm huyết với nghề như Lê Văn Bảy, Lê Văn Dương, Nguyễn Bá Châu, Đặng Ích Hoàn... đã thực sự khiến làng Chè Đông "sống dậy" với những sản phẩm nổi tiếng cả nước.
Dưới bàn tay khéo léo, tài hoa cùng với tư duy sáng tạo, quyết đoán và những bí kíp nghề quý giá được trao truyền qua nhiều thế hệ, các nghệ nhân làng Chè (Trà Đông) đã khôi phục những sản phầm truyền thống như: trống đồng, chiêng đồng, tượng đồng, đồ thờ, lư hương, con giống…
Trống đồng đúc thủ công
Công trình tiêu biểu
Đặc biệt, với tình yêu và niềm đam mê, những người thợ đúc đồng làng Chè Đông đã mày mò, nghiên cứu, đúc thành công trống đồng bằng phương pháp thủ công truyền thống với nhiều kích cỡ khác nhau, được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá cao, từ chiếc trống đồng với phiên bản và hoa văn Ngọc Lũ năm 2000, chiếc trống đồng có kích thước lớn nhất Việt Nam với đường kính mặt trống 1,51m, cao 1,21m năm 2007 đến chiếc trống đồng phiên bản Ngọc Lũ được xem là lớn nhất thế giới nặng khoảng 8 tấn, cao 2m, đường kính mặt trống 2,7m năm 2013...
Vào năm 2010, tập thể nghệ nhân làng nghề đúc đồng Trà Đông đã tham gia đúc 100 chiếc trống đồng để dâng lên Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Những sản phẩm của người thợ đúc đồng Trà Đông đã góp phần làm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú, tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trải qua bao thăng trầm, biến cố của thời gian và lịch sử, nghề đúc đồng truyền thống làng Chè vẫn giữ được những nét độc đáo, đặc trưng mà không nơi nào sánh được.
Với những giá trị tiêu biểu đó, ngày 4/9/2018, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã có quyết định số 3325, công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó, Nghề đúc đồng cổ truyền làng Chè (Trà Đông) xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá là 1 trong 8 di sản được công nhận Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia đợt này.
Trống đồng Ngọc Lũ lớn nhất Thế Giới
Quy trình chế tác đúc thủ công trống đồng
Đúc trống đồng không đơn giản, người làm nghề phải thể hiện kinh nghiệm và tâm huyết khi chế tác 1 tác phẩm có ý nghĩa lịch sử văn hóa như vậy. Phải thực hiện sản phẩm không chỉ bằng tường cảm nhận mà cả ở độ tinh của trí tuệ và tâm hồn người thợ. Mỗi khi đúc thành công một chiếc trống đồng người nghệ nhân như có cảm giác vừa khám 1 chi tiết rất nhỏ trong lịch sử ngàn năm của dân tộc. Khi tiến hành đúc trống dù nhỏ hay lớn cũng phải tuân thủ các nguyên tắc về kích thước hoa văn, số lượng họa tiết hết sức nghiêm ngặt và chính xác tuyệt đối
Bước 1: Tạo khuôn thủ công
Thông thường muốn đúc thành công 1 chiếc trống đồng thì người nghệ nhân phải tạo mẫu như hình ảnh của sản phẩm. Sau đó thợ sẽ dùng đất đắp mẫu theo quy định, khi đạt được theo yêu cầu mới bắt đầu tiến hành làm khuôn âm bản. Đầu tiên người thợ sẽ đắp khuôn đất gồm đất bìa, đất non, đất sa dở, đất se lại, đắp khuôn đất cơ bản xong phải đợi khuôn khô người nghệ nhân mới bắt đầu vẽ họa tiết hoa văn lên khuôn đất. Thường thì 1 một nghệ nhân lành nghề mất 1 ngày để hoàn thiện họa tiết cơ bản và mất cả tháng mới hoàn thiện tất cả chi tiết trống, tùy kích thước lớn nhỏ.
Bước 2: Nung khuôn
Để tạo độ cứng chắc của khuôn âm bản, khuôn phải được nung qua lửa. Thời gian để nung khuôn rơi vào khoảng 10 tiếng đồng hồ và nung hoàn toàn bằng củi, lửa nung khuôn phải đều để đảm bảo khuôn đất chín đều tất cả các mặt.
Bước 3: Chuẩn bị nguyên liệu và nung đồng
Khâu đúc trống đồng tiếp theo chính là chuẩn bị nguyên liệu đồng. Nguyên liệu để tạo nên 1 chiếc trống đồng Đông Sơn đẹp gồm đồng đỏ nguyên chất kèm thêm 1 phần nhỏ chì, thiếc, kẽm để tạo độ bền, độ bóng nhẵn và âm vang của trống đồng khi đánh.
Hoàn thiện nguyên liệu xong xuôi thì bước được xem là quan trọng nhất trong quy trình đúc trống trống Đồng Đông Sơn đẹp là khâu nung đồng.
Nghệ nhân Đạo Thúy chia sẻ trống đồng có màu sắc đẹp thì phải được nung ở nhiệt độ 1250 độ, đây là khâu khó nhất, nó phải nhờ ánh mắt và khả năng phán đoán chính xác của người nghệ nhân đúc trống.
Bước 4: Rót đồng vào khuôn
Đồng đạt độ chín hoàn mỹ người thợ phải rót ngay đồng đã nung chảy vào khuôn để hoàn chỉnh tổng thể chiếc trống đồng. Sau 3 ngày, lúc này đồng đã nguội thì thợ mới bắt đầu tháo khuôn.
Bước 5: Hoàn thiện trống
Đây được xem như là bước cuối cùng của quy trình đúc trống đồng Đông Sơn. Lúc này người thợ cần phải chạm tỉ lại các hoa văn trống sao cho sắc nét và thể hiện được cái hồn trên chiếc trống đồng.
Xem thêm những mẫu trống đồng đẹp nhất của làng nghề Đông Sơn
Thông tin liên hệ:
Làng nghề đúc đồng Đông Sơn - Lưu truyền và phục dựng văn hóa Việt
Hotline: 0931.635.935
Fanpage: Xưởng đồng Đông Sơn
Website: trongdongngoclu.com
Showroom: 36 Cao Sơn, phường An Hưng, TP.Thanh Hóa