Vì Sao Trống Đồng Là Biểu Tượng Văn Hóa Của Người Dân Việt?

 15/12/2021  Đăng bởi: Tống Vương Phúc

Nếu nói về linh vật chứng kiến cho những thay đổi lịch sử của người dân Việt Nam thì không thể bỏ qua trống đồng. Trống được xuất hiện từ thời đại Hùng Vương, trải qua hàng nghìn năm lịch sử với những thay đổi và biến chuyển. Ngày nay, nhắc đến trống đồng người ta vẫn hình dung đến nét đẹp của những nền văn hóa trên lãnh thổ Việt. Cũng vì thế mà trống đồng là biểu tượng văn hóa của Việt Nam, một món quà, đồ trang trí nhằm giới thiệu nét đẹp với du khách quốc tế, thể hiện sự hiểu biết về văn hóa dân tộc.

Trống đồng đúc thủ công tại làng nghề Đông Sơn

1. Ý nghĩa Trống Đồng Trong Chiều Dài Văn Hóa Lịch Sử

Trống đồng là biểu tượng của nền văn minh Đông Sơn, hiện nay được tôn vinh là bảo vật quốc gia. Trống đồng bản chất là một nhạc khí được sử dụng trong hầu hết các sinh hoạt văn hóa thường ngày như lễ tế thần, dàn nhạc vương triều, quân đội … Như vậy Trống đồng Đông Sơn mang ý nghĩa văn hóa lịch sử dân tộc to lớn.

Trống đồng đỏ đúc thủ công lên màu xanh patina đường kính 70cm

Ngoài ra Trống Đồng còn tượng trưng cho quyền lực của các vị thủ lĩnh ngày xưa. Các vị vua thưởng cho các tù trưởng người dân tộc những chiếc trống đồng. Điều đó thể hiện từ xa xưa trống đồng đã mang ý nghĩa chính trị và được sử dụng như một khái niệm quà tặng, thể hiện sự công nhận vị thế, quyền lực và cao quý của người được nhận

Tựu chung lại thì Trống đồng Đông Sơn mang nhiều ý nghĩa và giá trị sử dụng cao:

  • Khi sử dụng làm quà tặng cho người thân, đồng nghiệp, sếp hoặc đối tác: thể hiện được sự tôn trọng và công nhận của người tặng cũng như quyền uy và cao quý của người nhận
  • Khi dùng trang trí gia đình, trưng bày không gian làm việc …: đem lại may mắn, vượng khí và chiêu tài.  Xua đuổi hung khí, mang lại sự độc đáo, đẳng cấp, thể hiện được tri thức và thịnh vượng của gia chủ.

Với ý nghĩa trống đồng sâu sắc nên món đồ này trở thành vật trang trí, quà tặng sang trọng và cũng được chế tác tinh xảo với nhiều kiểu dáng khác nhau: tranh mặt trống đồng, mặt trống đồng, quả trống đồng,... đa dạng kích thước, màu sắc.

2. Hình ảnh Chi tiết về  Trống Đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn gồm 3 bộ phận chính: Tang trống nở phình (bao gồm mặt trống), thân trống hình trụ đứng, chân trống hình nón cụt hơi choãi

Trống đồng đỏ đường kính 42cm

2.1. Mặt trống đồng

Hình ảnh mặt trống: nổi bật bật là hình ảnh ngôi sao ở trung tâm.

Bao quanh các ngôi sao có hình người, vật, động vật và hoa văn hình học. Hoa văn hình học thường thấy là: đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến, hoa văn hình chữ ∫ gãy khúc, hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song, và các chữ của người Việt cổ, hình ảnh về con người như trai gái giã gạo,múa hát, các chiến binh trên thuyền và cả những hoạt động hàng ngày của nhân dân thời đó.

Chi tiết hình ảnh mặt trống đồng

  • Việc gắn hình ngôi sao ở trung tâm mặt trống là biểu tượng của tục thờ thần Mặt Trời.
  • Những người hóa trang lông chim trên trống đồng thể hiện vật tổ của cư dân bấy giờ là loài chim.
  • Từ những cảnh sinh hoạt trên trống đồng, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng đó là “lễ khánh thành trống đồng”, “lễ chiêu hồn”, “đám tang” hoặc “lễ cầu mùa”…
  • Số lượng những cánh sao, động vật, những hình thuyền trong vành hầu hết đều là số chẵn. Điều này chứng tỏ người Lạc Việt đã rất chú ý đến việc tính đếm. Trong số những số lượng cánh sao nổi bật lên là con số 12 (chiếm 46,1% tổng số). Số này liên quan đến số lượng tháng trong một năm.

2.2. Hình ảnh thân và đế chống: 

Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học. Đế trống trơn và hơi choãi

Hình ảnh quai trống: có dạng dây thừng bện, kết nối giữa tang trống và thân trống.

Hình ảnh thân và đế Trống đồng

Các hoạt cảnh sinh hoạt và lao động trong hoa văn trống đồng chính là thông điệp diễn tả bức tranh lịch sử của nền nông nghiệp cổ đại, nền văn hóa Đông Sơn.

3. Vì sao trống đồng được gọi là biểu tương văn hóa của người dân Việt?

3.1. Xuất hiện từ thời đại Hùng Vương

Đây là kết luận có căn cứ của nhiều nhà khảo cổ học, nghiên cứu lịch sử. Tại Việt Nam đã tìm thấy những bằng chứng lịch sử về sự tồn tại và phát triển của các hình thức đồ đồng, trống đồng. Tất cả trống đồng được các nhà khảo cổ tìm thấy đều có một sự xác định niên đại rõ ràng.

Trống đồng đỏ cao cấp đường kính 60cm

Một số nền trống đồng tiêu biểu: Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Cổ Loa, Sông Đà, Miếu Môn… Mỗi chiếc trống đồng là biểu tượng văn hóa cho mỗi nền văn minh khác nhau. Gần gũi với văn hóa theo từng thời kỳ. Là những chứng nhân lịch sử của nền văn minh lúa nước.

3.2. Thể hiện nét sinh hoạt của người dân Việt

Trên mặt trống đồng khắc họa lại những hình ảnh thân quen với người dân.

  • Hình ảnh liên quan đến văn hóa thờ cúng với những hình ảnh thiên nhiên hóa như: thờ chim, mặt trời, hình trăng, hình ảnh con người cổ đại, gà, hươu… để thể hiện sự tôn kính. Đồng thời cũng là cách người xưa ghi lại thời gian một năm.
  • Hình ảnh các bộ trang phục thời trước như: váy, khố, áo hai vạt…
  • Thể hiện những hình ảnh sinh hoạt nghệ thuật của người dân. Các điệu nhảy, sự tụ họp với những nhóm người từ 3-7 người trên tay cầm các vật dụng như kèn, mặt nạ, vũ khí… Hình ảnh được phân bố đều trên mặt trống.
  • Nghệ thuật kiến trúc của người dân Việt trên trống đồng. Trên các mặt trống thường là hình ảnh nhà sàn mái tròn và nhà sàn mái cong.

Trống đồng đỏ cao cấp đường kính 80cm

3.3. Là một loại nhạc cụ đại diện cho người dân Việt

Trống đồng được dùng trong các bản nhạc ngày trước của dân tộc Việt. Nhờ có nó mà các sinh hoạt văn hóa nhận được nhiều sự chú ý. Thể hiện sự gắn kết, sự phát triển đời sống tinh thần của người dân. Đây còn là loại nhạc cụ dùng để đánh kêu gọi, tập hợp quân trong thời kỳ chiến tranh.

Trống đồng đã là một biểu tượng văn hóa, đại diện của các nước Đông – Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Sở hữu cho gia đình một chiếc trống được đúc bằng đồng nguyên chất hoặc dành tặng người thân, bạn bè đặc biệt là bạn bè quốc tế là một điều điều tuyệt vời. Điều này góp phần giữ gìn và giới thiệu về một Việt Nam với hàng nghìn năm phát triển.

Trống đồng đỏ lên màu giả cổ cao cấp đường kính 80cm

4. Mua trống đồng ở đâu đảm bảo chất lượng?

Thị trường hiện nay rất nhiều cơ sở cung cấp các sản phẩm trống đúc bằng đồng. Nhưng không phải ở đâu cũng đảm bảo chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. Bởi những sản phẩm đẹp, chất lượng phải được chế tác từ nghệ nhân có kinh nghiệm lâu năm, cẩn thận, tỉ mỉ. Và nguyên liệu cũng như quy trình làm trống phải chuẩn.

Tốt nhất nên chọn các cửa hàng uy tín chất lượng, sản phẩm được sản xuất từ làng nghề đúc đồng nổi tiếng (như làng nghề Đông Sơn Thanh Hóa -quê hương của trống đồng, làng nghề Ý Yên Nam Định), các sản phẩm tại đây được chế tác thủ công một cách cầu kỳ và đảm bảo các yếu tố sau:

  • Chất lượng đồng nguyên chất tạo nên sản phẩm chất lượng
  • Hoa văn kiểu dáng chuẩn nhất được tạo bởi các nghệ nhân tài hoa nhất
  • Có ảnh và video nhật ký sản phẩm ghi lại quá trình chế tác mặt trống
  • Sản phẩm mặt trống được bào hành trọn đời về chất lượng đồng
  • Miễn phí vận chuyển toàn quốc

Trống đồng là biểu tượng văn hóa của người việc. Việc lựa chọn trống dồng để trang trí đem lại không gian đẹp, độc đáo, cuốn hút. Đồng thời thể hiện tinh thần dân tộc, lòng biết ơn sâu sắc đối với tổ tiên.

Trống đồng đỏ đường kính 70cm

Xem thêm những mẫu trống đồng đúc thủ công đẹp và chất lượng



Thông tin liên hệ: 

 

Trống đồng Ngọc Lũ

Địa chỉ: Làng nghề đúc đồng Đông Sơn

Showroom: 36 Cao Sơn, phường An Hưng, TP. Thanh Hóa

Hotline: 0931.635.935

Zalo: 0931.635.935

FaceBook: Xưởng Đồng Đông Sơn

 

 

 

Viết bình luận của bạn:
Liên hệ

Mua hàng

Zalo