Trống đồng hoa văn chìm – Đỉnh cao nghệ thuật đúc trống đồng Việt Nam

 14/12/2021  Đăng bởi: Tống Vương Phúc

So với trống đồng đúc hoa văn nổi thì trống đồng hoa văn chìm có giá trị cao hơn và hiếm hơn rất nhiều. Và hiện nay dòng sản phẩm này đang được xem là đỉnh cao nghệ thuật đúc trống đồng Việt Nam. Vậy loại trống này có gì đặc biệt? Quy trình sản xuất như thế nào? Các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Trống đồng đỏ hoa văn chìm tại làng nghề Đông Sơn

Tại sao trống đồng hoa văn chìm là đỉnh cao nghệ thuật đúc trống đồng Việt Nam?

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dụng nước và giữ nước, trống đồng đã trở thành biểu tượng của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Hiện nay, theo cách chế tác, trống đồng được phân thành 2 loại chính là trống đúc hoa văn nổi và trống đúc hoa văn chìm. Trong đó, trống đúc hoa văn chìm là sản phẩm đặc biệt, đang được ưa chuộng hơn cả.

Trống đồng đỏ hoa văn chìm dát vàng 9999 đường kính 40cm

Trống đồng hoa văn chìm được coi là đặc sản của làng nghề chè Đông – Đông Sơn – Thanh Hóa (Làng nghề đúc đồng Đông Sơn nay thuộc huyện Thiệu Hóa – Thanh Hóa). Ngoài hình ảnh ngôi ở chính giữa mặt trống thì tất cả các chi tiết còn lại đều được khắc chìm. Phương pháp đúc hoa văn chìm làm tăng tính thẩm mỹ, toát lên nét đẹp tinh tế, tạo chiều sâu.

Trống đồng đỏ hoa văn chìm đường kính 42cm

Thông thường sản phẩm trống đúc hoa văn chìm sẽ có giá thành cao hơn rất nhiều so với sản phẩm hoa văn chìm nổi. Bởi sản phẩm không những đòi hỏi phải được làm từ nguyên liệu đồng cao cấp mà còn phải có tay nghề, có bí quyết, thời gian chế tác lâu. Đồng được chọn làm trống đồng hoa văn chìm phải là đồng thanh khiết, 97% đồng và 3% thiếc. Khi chế tác, mỗi khuôn chỉ làm được duy nhất một chiếc trống. Trong khi đó, trống đồng hoa văn nổi từ một khuôn có thể làm được rất nhiều sản phẩm. Khuôn ban đầu được làm từ đất đỏ, đổ sang nhựa composite sau đó có thể sử dụng lại nhiều lần.

Trống đồng đỏ hoa văn chìm đường kính 70cm lên màu xanh ngọc bích

Ngoài ra, trống đúc chìm thường được để mộc màu đồng đỏ chỉ phủ lớp bảo vệ 2k không màu bên ngoài, mang lại vẻ đẹp cao quý, sang trọng, tạo hiệu ứng tương phản đối lập. Trống đúc nổi sơn đen nên trông tối hơn, mang hơi hướng cổ điển, truyền thống nhiều hơn.

Quy trình sản xuất trống đồng hoa văn chìm

Để sản xuất trống đồng, người ta chia trống thành 2 phần là mặt trống và thân trống để chế tác riêng sau đó ghép lại. Dù là mặt trống hay thân trống, chúng cũng được chế tác theo quy trình chung như sau:

Bước 1: Tạo khuôn thủ công

Thông thường muốn đúc thành công 1 chiếc trống đồng thì người nghệ nhân phải tạo mẫu như hình ảnh của sản phẩm. Sau đó thợ sẽ dùng đất  đắp mẫu theo quy định, khi đạt được theo yêu cầu mới bắt đầu tiến hành làm khuôn âm bản.

 

Đầu tiên người thợ sẽ đắp khuôn đất gồm đất bìa, đất non, đất sa dở, đất se lại, đắp khuôn đất cơ bản xong phải đợi khuôn khô người nghệ nhân mới bắt đầu vẽ họa tiết hoa văn lên khuôn đất. Thường thì 1 một nghệ nhân lành nghề mất 1 ngày để hoàn thiện họa tiết cơ bản và mất cả tháng mới hoàn thiện tất cả chi tiết trống, tùy kích thước lớn nhỏ.

Bước 2: Nung khuôn

 

Để tạo độ cứng chắc của khuôn âm bản, khuôn phải được nung qua lửa. Thời gian để nung khuôn rơi vào khoảng 10 tiếng đồng hồ và nung hoàn toàn bằng củi, lửa nung khuôn phải đều để đảm bảo khuôn đất chín đều tất cả các mặt.

Bước 3: Chuẩn bị nguyên liệu và nung đồng

 

Khâu đúc trống đồng tiếp theo chính là chuẩn bị nguyên liệu đồng. Nguyên liệu để tạo nên 1 chiếc trống đồng Đông Sơn đẹp gồm đồng đỏ nguyên chất kèm thêm 1 phần nhỏ chì, thiếc, kẽm để tạo độ bền, độ bóng nhẵn và âm vang của trống đồng khi đánh. Hoàn thiện nguyên liệu xong xuôi thì bước được xem là quan trọng nhất trong quy trình đúc trống trống Đồng Đông Sơn đẹp là khâu nung đồng. 

Nghệ nhân Đạo Thúy chia sẻ trống đồng có màu sắc đẹp thì phải được nung ở nhiệt độ 1250 độ, đây là khâu khó nhất, nó phải nhờ ánh mắt và khả năng phán đoán chính xác của người nghệ nhân đúc trống.

Bước 4: Rót đồng vào khuôn 

Đồng đạt độ chín hoàn mỹ người thợ phải rót ngay đồng đã nung chảy vào khuôn để hoàn chỉnh tổng thể chiếc trống đồng. Sau 3 ngày, lúc này đồng đã nguội thì thợ mới bắt đầu tháo khuôn.

Bước 5: Tháo khuôn, sửa nguội và hoàn thiện trống

Đây được xem như là bước cuối cùng của quy trình đúc trống đồng Đông Sơn. Lúc này người thợ cần phải chạm tỉ lại các hoa văn trống sao cho sắc nét và thể hiện được cái hồn trên chiếc trống đồng. 

 

Trong đó hoa chạm hoa văn của trống đồng Ngọc Lũ là mẫu trống chạm khó nhất. Bởi hoa văn trống Ngọc Lũ mô tả đầy đủ cảnh sinh hoạt của ông bà từ thời xưa, từ các vũ khí, âm nhạc, giã gạo, nói lên tất cả từ ngôn ngữ đến tôn giáo tín ngưỡng của ông bà ta thời xưa như thế nào.

 Bên cạnh đó trống Đồng Ngọc Lũ cũng được công nhận là mẫu trống có hoa văn đẹp nhất trong các mẫu trống đồng bởi sự đa dạng về chi tiết hoa văn của nó. Đấy là lý do mà mẫu trống này luôn được các sếp ưu tiên lựa chọn để trưng bày.

Trên đây là những điểm đặc biệt của trống đồng hoa văn chìm lý giải tại sao nó lại được coi là đỉnh cao nghệ thuật đúc trống đồng ở Việt Nam.

Trống đồng đỏ thủ công lên màu giả cổ

Xem ngay những mẫu trống đồng đẹp và chất lượng nhất

 

Thông tin liên hệ:

Làng nghề đúc đồng Đông Sơn cửa hàng: 36 Cao Sơn p. An Hưng, TP. Thanh Hóa.

Hotline zalo: 0931.635.935

web: trongdongngoclu.com

Fb: xưởng đồng Đông Sơn

 

Viết bình luận của bạn:
Liên hệ

Mua hàng

Zalo