-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bảng giá trống đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ đẹp nhất. Mua trống đồng ở đâu uy tín?
05/12/2021 Đăng bởi: Tống Vương PhúcTrống đồng được tôn vinh là bảo vật quốc gia, di sản văn hóa lịch sử của dân tộc. Ngày nay không những được bảo tồn trong các bảo tàng để quảng bá văn hóa Việt đến thể giới mà trống đồng đã được các nghệ nhân làng nghề đúc đồng phục dựng với độ chính xác hoàn mĩ đưa trống đồng trở thành một sản phẩm phong thủy dùng trưng bày, trang trí trong gia đình, công ty hay món quà lưu niệm ý nghĩa. Trong bài viết này cùng xem ngay bảng giá chi tiết trống đồng nhé.
Trống đồng tại làng nghề Đông Sơn Thanh Hóa
Xem ngay bộ bộ sưu tập trống đồng đúc thủ công đẹp nhất
Trống đồng Đông Sơn là gì?
Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100) của người Việt cổ. Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam.
Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã lưu giữ một số lớn trống đồng Đông Sơn. Cho đến nay, theo các số liệu đã công bố, đây là bộ sưu tập lớn nhất thế giới.
Trống đồng Ngọc Lũ là gì?
Trống đồng Ngọc Lũ là một loại trống đẹp tiêu biểu nhất của nền văn minh Đông Sơn, có kích thước lớn nhất trong các loại trống đồng Đông Sơn cổ. Hiện nay trống đồng hoa văn Ngọc Lũ được nhiều khách hàng lựa chọn nhất bởi vẻ đẹp nổi bật và tinh xảo.
Trống đồng đỏ đúc hoa văn Ngọc Lũ đường kính 42cm
Nguồn gốc trống đồng và hành trình lịch sử khám phá
Năm 1924 lần đầu tiên trống đồng Đông Sơn được tìm thấy tại di chỉ khu văn hoá Đông Sơn tại Thanh Hoá (nay thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa): quả trống này do ông Nguyễn Văn Nắm một ngư dân làng Ðông Sơn phát hiện cùng một số đồ đồng khác bên bờ sông Mã sau một trận mưa to. Chiếc trống đồng đầu tiên ấy được đưa về Hà Nội. Một nền văn hóa, một thời kỳ lịch sử Việt Nam được thế giới biết đến với tên gọi Đông Sơn ra đời từ đấy.
Trước đó vào khoảng năm 1893 – 1894 dưới độ sâu 2 mét của bãi cát bồi khi các ông Nguyễn Văn Y, Nguyễn Văn Túc và một số người khác đắp đê Trần Thủy ở xã Như Trác, huyện Nam Xang (phủ Lý Nhân, Hà Nam) đã phát hiện trống đồng Ngọc Lũ. Các ông đem về cúng vào đình làng Ngọc Lũ, để khi có đình đám cúng tế thì dùng. Sau này qua quá trình nghiên cứu và kết nối các dữ kiện lịch sử đã chứng minh được trống đồng Ngọc Lũ là loại trống thuộc nền văn hóa Đông Sơn đẹp và tiêu biểu nhất.
Đến nay, số trống đồng được phát hiện gần 1.000 trống lớn nhỏ, không kể những trống vỡ nát trên những địa bàn thuộc phạm vi nền văn hóa Đông Sơn (miền Bắc Trung Bộ và châu thổ sông Hồng: lào Cai, yên bái, nghệ an …), và chúng còn được tìm thấy ở một số tỉnh khác như Thừa Thiên-Huế, Gia Lai-Kontum, Quảng Nam-Đà Nẵng, Bình Định, Nha Trang, Bình Dương, Vũng Tàu, Kiên Giang. Trống đồng Đông Sơn cũng được phát hiện ở Miền Nam Trung Hoa, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Hiện nay, trống đồng cổ còn thấy ở nước Mỹ (Nam California) do cách di chuyển nào đó.
Trống đồng đỏ đúc hoa văn Ngọc Lũ đường kính 50cm
Ý nghĩa trống đồng
Trong thời kỳ thịnh vượng của nền văn minh Đông Sơn, cái nôi sản sinh của Trống đồng cổ mà đến nay được tôn vinh là bảo vật quốc gia. Biểu tượng cho sự phát triển cực thịnh của nghệ thuật kim khí nước Việt, trống đồng là một nhạc khí được sử dụng trong hầu hết các sinh hoạt văn hóa thường ngày như lễ tế thần, dàn nhạc vương triều, quân đội … Như vậy Trống đồng Đông Sơn mang ý nghĩa văn hóa lịch sử dân tộc to lớn.
Ngoài ra Trống Đồng còn tượng trưng cho quyền lực của các vị thủ lĩnh ngày xưa. Các vị vua thưởng cho các tù trưởng người dân tộc những chiếc trống đồng. Điều đó thể hiện từ xa xưa trống đồng đã mang ý nghĩa chính trị và được sử dụng như một khái niệm quà tặng, thể hiện sự công nhận vị thế, quyền lực và cao quý của người được nhận
Tựu chung lại thì Trống đồng Đông Sơn mang nhiều ý nghĩa và giá trị sử dụng cao:
- Khi sử dụng làm quà tặng cho người thân, đồng nghiệp, sếp hoặc đối tác: thể hiện được sự tôn trọng và công nhận của người tặng cũng như quyền uy và cao quý của người nhận
- Khi dùng trang trí gia đình, trưng bày không gian làm việc …: đem lại may mắn, vượng khí và chiêu tài. Xua đuổi hung khí, mang lại sự độc đáo, đẳng cấp, thể hiện được tri thức và thịnh vượng của gia chủ.
Với ý nghĩa trống đồng sâu sắc nên món đồ này trở thành vật trang trí, quà tặng sang trọng và cũng được chế tác tinh xảo với nhiều kiểu dáng khác nhau: tranh mặt trống đồng, mặt trống đồng, quả trống đồng,... đa dạng kích thước, màu sắc.
Trống đồng đỏ đúc cỡ lớn
Phân loại trống đồng
Trống đồng Đông Sơn được phân loại theo sự phân bố của những hình khắc và hoa văn trên trống:
Nhóm A
Tiểu nhóm A1: gồm 6 trống: Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ, Sông Đà, Khai Hóa, Bản Thôm và Quảng Xương.
Đặc điểm:
- Hình khắc phong phú, gồm hình người và động vật, trong đó hình người đóng vai trò chủ đạo
- Tang trống khắc 6 chiếc thuyền và ở giữa thân trống có hình võ sĩ đứng trong các ô chữ nhật.
- Hoa văn: Hoạ tiết lông công xen giữa các cánh sao, hoa văn hình chữ
Tiểu nhóm A2: gồm 8 trống: Miếu Môn, Vũ Bị, Đồi Ro, Làng Vạc I, Làng Vạc II, Pha Long, Phú Xuyên và Hoà Bình.
Đặc điểm: giống tiểu nhóm A1 là tang trống cũng có cảnh đua thuyền, nhưng số lượng thuyền thay đổi,trên mặt trống không có cảnh sinh hoạt như ở nhóm A1. Ngoài ra có thêm những động vật kỳ dị như con vật đầu chim, có 4 chân và đuôi dài như đuôi cáo hoặc là hình con vật 4 chân, có bờm, đuôi cuộn, mõm há. Thay vào hình vũ sĩ là hình con bò hay hình con chim.
Hoa văn: hoa văn chủ đạo là họa tiết tam giác lồng nhau xen giữa các cánh sao và hoa văn răng cưa.
Nhóm B:
Nhóm này chiếm số lượng nhiều nhất, gồm 26 trống: Duy Tiên, Yên Tập, Ngọc Lũ II, Phú Duy, Núi Gôi, Việt Khê, Làng Vạc III, Làng Vạc IV, Định Công I, Định Công II, Định Công III, Cửu Cao, Mật Sơn, Thiết Cương, Phương Tú, Pắc Tà, Giải Tất, Bình Phủ, Hà Nội, Hoằng Vinh, Vĩnh Ninh, Đông Sơn I, Đông Sơn II, Đông Sơn III, Đông Sơn IV, Đào Thịnh, Phú Khánh
Đặc điểm:
- Hình ngôi sao trên mặt trống phần nhiều là 12 cánh, ngoài ra có một số trống là hình sao 8 cánh và 10 cánh.
- Vành chim trên mặt trống thường khắc bốn con, một vài trống là sáu con.
- Hoạ tiết lông công đã có biến thể, hình tam giác phủ vạch chéo, hình chữ gãy khúc và vạch ngắn song song.
Nhóm C:
Gồm 11 trống: Hữu Chung, Đông Hiếu, Đa Bút, Phú Phương I, Phú Phương II, Nông Cống, Thôn Bùi, Chợ Bờ, Đắc Glao, Thôn Mống, Hàng Bún.
Đặc điểm: trên mặt trống xuất hiện 4 khối tượng cóc và vành hoa văn hình chim cách điệu bao quanh ngôi sao. Ngôi sao phần nhiều có 12 cánh, vành chim có từ 4 đến 10 con. Trên mặt trống có 6 dạng văn chủ yếu sau: hình tam giác lồng nhau, vòng tròn đồng tâm chấm giữa và có tiếp tuyến, vạch ngắn song song, chữ M lồng nhau, đường gấp khúc liên tiếp tạo thành những ô hình trám và hoa văn có hình trâm.
Trống đồng đỏ đúc đường kính 90cm
Giải mã hoa văn trống đồng, hình ảnh trống đồng
Trống đồng Đông Sơn gồm 3 bộ phận chính: Tang trống nở phình (bao gồm mặt trống), thân trống hình trụ đứng, chân trống hình nón cụt hơi choãi
Trống đồng đỏ đúc thủ công tại làng nghề Đông Sơn Thanh Hóa
Hình ảnh mặt trống:
Nổi bật bật là hình ảnh ngôi sao ở trung tâm. Bao quanh các ngôi sao có hình người, vật, động vật và hoa văn hình học. Hoa văn hình học thường thấy là: đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến, hoa văn hình chữ ∫ gãy khúc, hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song, và các chữ của người Việt cổ, hình ảnh về con người như trai gái giã gạo,múa hát, các chiến binh trên thuyền và cả những hoạt động hàng ngày của nhân dân thời đó.
Chi tiết hình ảnh mặt trống đồng đúc
- Việc gắn hình ngôi sao ở trung tâm mặt trống là biểu tượng của tục thờ thần Mặt Trời.
- Những người hóa trang lông chim trên trống đồng thể hiện vật tổ của cư dân bấy giờ là loài chim.
- Từ những cảnh sinh hoạt trên trống đồng, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng đó là “lễ khánh thành trống đồng”, “lễ chiêu hồn”, “đám tang” hoặc “lễ cầu mùa”…
- Số lượng những cánh sao, động vật, những hình thuyền trong vành hầu hết đều là số chẵn. Điều này chứng tỏ người Lạc Việt đã rất chú ý đến việc tính đếm. Trong số những số lượng cánh sao nổi bật lên là con số 12 (chiếm 46,1% tổng số). Số này liên quan đến số lượng tháng trong một năm.
Hình ảnh thân và đế trống: Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học. Đế trống trơn và hơi choãi.
Hình ảnh thân và đế trống đồng
Hình ảnh quai trống: có dạng dây thừng bện, kết nối giữa tang trống và thân trống.
Các hoạt cảnh sinh hoạt và lao động trong hoa văn trống đồng chính là thông điệp diễn tả bức tranh lịch sử của nền nông nghiệp cổ đại, nền văn hóa Đông Sơn.
Trống đồng Đông Sơn đường kính 20cm dát vàng 9999
Xem ngay những mẫu trống đồng dát vàng đẳng cấp nhất
Hình ảnh trống đồng Ngọc Lũ
Trống đồng Ngọc Lũ loại trống tiêu biểu nhất của nền văn hóa Đông Sơn. Trống đồng Ngọc Lũ có niên đại 2.500 năm cách ngày nay, được xếp vào loại H1 – Heger (theo sự phân loại dựa trên 165 chiếc trống đồng được biết đến thời điểm ấy của học giả F.Héger – người Áo – vào năm 1902), H1 là “loại cổ nhất, cơ bản nhất và từ loại này mà các loại khác ra đời”. Ngọc Lũ là một trong số không nhiều trống đồng giữ vai trò ấy.Trống cổ có patin màu xanh ngả xám, đường kính mặt 79,3cm, cao 63cm, nặng 86kg, thuộc loại kích thước lớn. Mặt trống đúc liền chờm ra khỏi tang. Tang trống nở phình, thân trống hình trụ đứng, chân trống hình nón cụt hơi choãi. Mặt trống chính giữa đúc nổi ngôi sao 14 cánh bao quanh một mặt tròn nổi, chính là núm để đánh trống.
Mặt trống đồng Ngọc Lũ: Xen giữa các cánh sao là những họa tiết hình lông công. Bao quanh ngôi sao là 16 vành hoa văn. Vành 1, 5, 11 và 16: Những hàng chấm nhỏ. Vành 2, 4, 7, 9, 13 và 14: Những vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến.Vành 3: Những hàng chữ ∫ gẫy khúc nối tiếp. Vành 12 và 16: Văn răng cưa. Vành 6, 8 và 10: Hình người và động vật đi quanh ngôi sao theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.Trong đó là các nhóm: Người mặc áo lông chim đang nhảy múa, người giã gạo chày đôi, người đánh trống, nhà sàn mái cong, hươu đang đi cùng chim mỏ ngắn bay và chim mỏ dài đứng.
Tang trống chính là chiếc hộp cộng hưởng khuếch đại âm thanh. Phần trên có 6 vành hoa văn hình học. Vành 1 và 6: Những đường chấm nhỏ thẳng hàng. Vành 2 và 5: Văn răng cưa. Vành 3 và 4: Hoa văn vòng tròn đồng tâm chấm giữa nối với nhau bằng những tiếp tuyến song song.
Phần dưới là 6 chiếc thuyền chuyển động từ trái sang phải, chở chiến binh tay cầm vũ khí và tù binh, xen giữa là những hình chim cò ngậm cá, chó săn được thể hiện theo lối cách điệu. Gắn giữa tang và thân trống là hai đôi quai kép đúc nổi hoa văn bông lúa, đối xứng nhau.
Thân trống hình trụ đứng, là bộ phận nắn âm thanh. Phần giữa của thân có những hoa văn hình học chạy song song cắt nhau tạo thành 6 ô hình chữ nhật. Trong ô là các võ sĩ đầu đội mũ lông chim, tay cầm vũ khí vừa đi vừa múa.
Phần dưới của thân là ba vành hoa văn hình học, giữa là vành văn vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến. Hai bên là hai đường chấm nhỏ. Ngoài cùng là hai đường chỉ trơn.
Trống đồng Ngọc lũ đúc thủ công bằng đồng đỏ tại làng nghề Đông Sơn (đường kính 50cm)
Cách phân biệt trống đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ
Hình dáng:
Phần thân Trống đồng Đông Sơn có hình thuyền, chim, thú, vũ sĩ. Quai trống được làm theo hình dây thừng bện. Trong khi đó, trống đồng Ngọc Lũ có hình dáng cân đối, mặt trống hơi tràn ra ngoài tang trống.
Thân trống gồm 3 phần: Phần tang trống phình ra nối liền với mặt trống. Phần giữa là hình trụ tròn thẳng đứng. Phần chân có cấu tạo hơi loe thành hình nón cụt. Ở giữa có 4 chiếc quai được chia làm 2 cặp gắn vào phần giữa và tang trống.
Trống đồng Đông Sơn đường kính 25cm
Hoa văn ở mặt trống:
Quan sát bằng mắt ta có thể thấy bao quanh các ngôi sao trên mặt trống đồng Đông Sơn là hình người, động vật, hoa văn hình học được chạm khắc một cách công phu, tinh tế. Điển hình là các hoa văn hình học như: đường chấm nhỏ, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vành chỉ trơn, chữ của người Việt Cổ, vạch ngắn song song...
Bên cạnh đó là các hình ảnh thể hiện hoạt động của con người như: trai gái dã gạo, múa hát, chiến binh trên thuyền...
Trong khi đó, hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ lại được thể hiện theo một cách khác. Chính giữa là hình ngôi sao nổi 14 cánh, xen giữa là các họa tiết hình tam giác.
Có tất cả 16 vành hoa văn đồng tâm bao bọc lấy nhau từ trong ra ngoài. Trong đó:
- Các vành 1, 5, 11 và 16 là những hàng chấm nhỏ
- Các vành 2, 4, 7, 9, 13 và 14 là những vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến
- Vành 3 là những chữ ɭ gãy khúc nối tiếp
- Vành 12 và 16 là văn răng cưa
- Vành 6, 8 và 10 là vành có hình người, động vật được xếp xung quanh ngôi sao theo hình ngược chiều kim đồng hồ.
Mặt khác, vành 8 gồm hai nhóm. Mỗi nhóm có 10 con hươu cách nhau bằng hai tốp chim bay, một tốp sáu con và một tốp tám con. Xen kẽ nhau là một con hươu đực và một hươu cái.
- Vành 10 gồm 36 con chim, 18 con chim đậu và 18 con chim đang bay.
- Chim bay là loại chim mỏ dài, có mào, đuôi và chân dài, mình gầy thuộc loại cò, sếu hoặc vạc
- Chim đậu có nhiều loại gồm chim mỏ ngắn, chim mỏ dài, ngậm mồi...
Trống đồng Ngọc Lũ đường kính 40cm
Hoa văn ở thân trống
Trống đồng Đông Sơn có nhiều loại. Do vậy, mỗi chiếc trống sẽ có những hoa văn khác nhau. Đối với trống đồng Ngọc Lũ thì phần trên cùng của tang trống sẽ có đoạn gián tiếp với mặt trống. Gồm 6 vành hoa văn hình học.
- Các vành 1 và 6 là những đường chấm nhỏ thẳng hàng
- Vành 2 và 5 là văn răng cưa, đỉnh quay về hai phía có những chấm nhỏ xem kẽ
- Vành 3 và 4 là hoa văn vòng tròn đồng tâm chấm giữa nối với nhau bằng những tiếp tuyến song song.
Tiếp đến là hình 6 chiếc thuyền, chuyển động từ trái sang phải. Xen giữa các thuyền là hình chim đứng (từ 1 - 3 con). Giữa thuyền là hình người chỉ huy tay cầm trống để điều khiến. Ở phía đầu mũi thuyền có từ 1 - 2 người đang cầm giáo hay rìu chiến. Chúng ta sẽ dễ dàng quan sát thấy mỗi chiếc thuyền đều có một người cầm lái với đầu đội mũ lông chim cao, tay lái có trang sức làm bằng lông chim.
Bên cạnh đó, trên sàn thuyền là một người bắn cung, búi tóc và không đội mũ lông chim. Trên khoảng giữa hai thuyền là hình ảnh chú chó đứng ngước mồm lên.Ngoài ra, phần dưới của tang trống là ba vành hoa văn hình học. Phần chân trống không có hoa vă trang trí.
Công nghệ chế tác trống đồng
Thâm nhập vào làng nghề đúc trống đồng và lắng nghe những chia sẻ của nghệ nhân Đạo Thúy - chủ cơ sở đúc trống đồng nổi tiếng tại làng nghề đúc trống đồng Chè Đông - Thiệu Hóa - Thanh Hóa. Nghệ nhân Đạo Thúy có một tình yêu trống đồng vô cùng đặc biệt, nghệ nhân sẽ chia sẻ những bí quyết và kiến thức hữu ích mà hiếm nghệ nhân làm trống nào muốn giải bày, nghệ nhân chia sẻ:
Đúc trống đồng không đơn giản, người làm nghề phải thể hiện kinh nghiệm và tâm huyết khi chế tác 1 tác phẩm có ý nghĩa lịch sử văn hóa như vậy. Phải thực hiện sản phẩm không chỉ bằng tường cảm nhận mà cả ở độ tinh của trí tuệ và tâm hồn người thợ. Mỗi khi đúc thành công một chiếc trống đồng người nghệ nhân như có cảm giác vừa khám 1 chi tiết rất nhỏ trong lịch sử ngàn năm của dân tộc. Khi tiến hành đúc trống dù nhỏ hay lớn cũng phải tuân thủ các nguyên tắc về kích thước hoa văn, số lượng họa tiết hết sức nghiêm ngặt và chính xác tuyệt đối.
Xưởng đúc trống đang chế tác 30 quả trống đồng đường kính 30cm
Bước 1: Tạo khuôn thủ công
Thông thường muốn đúc thành công 1 chiếc trống đồng thì người nghệ nhân phải tạo mẫu như hình ảnh của sản phẩm. Sau đó thợ sẽ dùng đất đắp mẫu theo quy định, khi đạt được theo yêu cầu mới bắt đầu tiến hành làm khuôn âm bản.
Khuôn trống đồng
Đầu tiên người thợ sẽ đắp khuôn đất gồm đất bìa, đất non, đất sa dở, đất se lại, đắp khuôn đất cơ bản xong phải đợi khuôn khô người nghệ nhân mới bắt đầu vẽ họa tiết hoa văn lên khuôn đất. Thường thì 1 một nghệ nhân lành nghề mất 1 ngày để hoàn thiện họa tiết cơ bản và mất cả tháng mới hoàn thiện tất cả chi tiết trống, tùy kích thước lớn nhỏ.
Bước 2: Nung khuôn
Để tạo độ cứng chắc của khuôn âm bản, khuôn phải được nung qua lửa. Thời gian để nung khuôn rơi vào khoảng 10 tiếng đồng hồ và nung hoàn toàn bằng củi, lửa nung khuôn phải đều để đảm bảo khuôn đất chín đều tất cả các mặt.
Bước 3: Chuẩn bị nguyên liệu và nung đồng
Khâu đúc trống đồng tiếp theo chính là chuẩn bị nguyên liệu đồng. Nguyên liệu để tạo nên 1 chiếc trống đồng Đông Sơn đẹp gồm đồng đỏ nguyên chất kèm thêm 1 phần nhỏ chì, thiếc, kẽm để tạo độ bền, độ bóng nhẵn và âm vang của trống đồng khi đánh. Hoàn thiện nguyên liệu xong xuôi thì bước được xem là quan trọng nhất trong quy trình đúc trống trống Đồng Đông Sơn đẹp là khâu nung đồng.
Nghệ nhân Đạo Thúy chia sẻ trống đồng có màu sắc đẹp thì phải được nung ở nhiệt độ 1250 độ, đây là khâu khó nhất, nó phải nhờ ánh mắt và khả năng phán đoán chính xác của người nghệ nhân đúc trống.
Bước 4: Rót đồng vào khuôn
Đồng đạt độ chín hoàn mỹ người thợ phải rót ngay đồng đã nung chảy vào khuôn để hoàn chỉnh tổng thể chiếc trống đồng. Sau 3 ngày, lúc này đồng đã nguội thì thợ mới bắt đầu tháo khuôn.
Bước 5: Sửa nguội và hoàn thiện trống
Đây được xem như là bước cuối cùng của quy trình đúc trống đồng Đông Sơn. Lúc này người thợ cần phải chạm tỉ lại các hoa văn trống sao cho sắc nét và thể hiện được cái hồn trên chiếc trống đồng.
Trong đó hoa chạm hoa văn của trống đồng Ngọc Lũ là mẫu trống chạm khó nhất. Bởi hoa văn trống Ngọc Lũ mô tả đầy đủ cảnh sinh hoạt của ông bà từ thời xưa, từ các vũ khí, âm nhạc, giã gạo, nói lên tất cả từ ngôn ngữ đến tôn giáo tín ngưỡng của ông bà ta thời xưa như thế nào.
Trống Đồng Ngọc Lũ cũng được công nhận là mẫu trống có hoa văn đẹp nhất trong các mẫu trống đồng bởi sự đa dạng về chi tiết hoa văn của nó. Đấy là lý do mà mẫu trống này luôn được các sếp ưu tiên lựa chọn để trưng bày.
Trống đồng đỏ đúc dát vàng 9999 đường kính 40cm
Giá trống đồng
Giá của trống đồng phụ thuộc vào yếu tố gì?
Trống đồng đỏ đúc lên màu xanh ngọc bích đường kính 80cm
Hiện nay trên thị trường có rất đa dạng mẫu mã trống đồng được bày bán, giá của trống đồng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Chất liệu đúc trống: trống đồng đúc bằng đồng đỏ sẽ có giá trị cao hơn so với đúc bằng đồng thau (đồng vàng). Đa số các loại trống hàng chất lượng từ các làng nghề đúc trống nổi tiếng như làng nghề Đông Sơn Thanh Hóa … đều đúc trống cao cấp bằng đồng đỏ.
- Kích thước hoa văn: trống có kích thước càng lớn thì giá càng cao, hoa văn càng tinh xảo và sắc nét.
- Tay nghề chế tác: Có rất nhiều người, tham khảo từ nhiều địa chỉ bán hàng khác nhau và thắc mắc vì giá tiền chênh lệch dù là cùng 1 mẫu trống đồng trưng bày. Các sản phẩm thủ công, được chế tác từ nghệ nhân, bằng mắt thường ta cũng sẽ thấy chi tiết hoa văn rất tinh xảo, sắc nét và có hồn hơn. Với các sản phẩm được làm từ người mới vào nghề hay tay nghề kém, khuôn dáng sẽ có nhiều lỗi và không đảm bảo được màu sắc, hoa văn và độ bền của sản phẩm. Ngoài ra, hàng Công nghiệp thì giá tiền cũng sẽ thấp hơn rất nhiều hàng thủ công,
Trống đồng chất liệu đồng vàng đường kính 12cm
Báo giá trống đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ: sau đây là bảng giá tham khảo của sản phẩm trống đồng hàng chất lượng
Tên sản phẩm | Kích thước | Chất liệu | Giá | Ghi chú |
Trống đồng Đông Sơn | 12cm, 15cm, 20cm, 25cm, 30cm, 40cm | Đồng vàng | 1tr8 - 17tr | Hoa văn Đông Sơn |
Trống đồng Đông sơn | 20cm, 25cm, 30cm | Đồng đỏ | 7tr -11tr | Hoa văn Quảng Xương |
Trống đồng Ngọc Lũ | 36cm, 40cm, 45cm, 5ocm, 60cm | Đồng đỏ | 14tr - 60tr | Hoa văn Ngọc Lũ |
Trống đồng Ngọc Lũ | 70cm, 80cm | Đồng đỏ | 80tr - 130tr | Hoa văn Ngọc Lũ |
Mua trống đồng ở đâu:
Trống đồng đỏ đúc lên màu giả cổ
Xem ngay những mẫu trống đồng vàng quà tặng đẹp nhất
Thông tin liên hệ:
Làng nghề đúc đồng Đông Sơn cửa hàng: 36 Cao Sơn p. An Hưng, TP. Thanh Hóa.
Hotline zalo: 0931.635.935
web: trongdongngoclu.com